36 kết quả phù hợp với "Ma Văn Kháng"
Tiểu thuyết ‘Mùa lá rụng trong vườn’ (phần 20) - Ma Văn Kháng
Sau những sóng gió đã xảy ra với tất cả thành viên trong gia đình, mọi người đều hiểu được giá trị của hạnh phúc, sự bình yên trong cuộc sống. Nhà văn Ma Văn Kháng đã kết câu chuyện bằng một cái kết mở để ai cũng có thể tìm được câu trả lời của riêng mình.
Tiểu thuyết ‘Mùa lá rụng trong vườn’ (phần 19) - Ma Văn Kháng
Sau cái chết của ông Bằng, hàng loạt biến cố đã đến với vợ chồng nhà Đông và Lý. Sự ra đi không hẹn ngày trở lại của Lý khiến không khí trong nhà thêm ảm đạm. Đông sẽ phải đối mặt với các biến cố ấy như thế nào?
Tiểu thuyết ‘Mùa lá rụng trong vườn’ (phần 18) - Ma Văn Kháng
Cần trở về nước cũng là lúc ông Bằng trút hơi thở cuối cùng sau khi gặp mặt đông đủ các con. Trong cơn hấp hối, ông thấy yêu và thương các con của mình hơn khi thấy mỗi người con một số phận. Ông dặn dò các con phải biết yêu thương nhau, lấy chính nghĩa làm trọng và phải sống tốt đẹp hơn. Ông cũng để lại số tiền tiết kiệm cho Phượng bởi ông tin cô sẽ sử dụng số tiền đó có ý nghĩa nhất.
Tiểu thuyết ‘Mùa lá rụng trong vườn’ (phần 17) - Ma Văn Kháng
Từ một người sống phóng khoáng, ồn ào, Lý bỗng thu mình, ít nói, giản dị, khiến mọi người trong gia đình lại có thiện cảm, vui vẻ, hòa hợp với cô. Vì họ tin cô sẽ phải thay đổi với những gì cô đã trải qua và họ tin vào chính con người Lý. Cuộc sống của gia đình ông Bằng lại náo nhiệt hơn bởi sự trở về của Cần sau nhiều năm du học nước ngoài.
Tiểu thuyết ‘Mùa lá rụng trong vườn’ (phần 16) - Ma Văn Kháng
Luận và Lý đã xảy ra xung đột bởi Luận không thể chịu đựng nổi sự trơ trẽn, ngông ngạo của Lý. Chưa bao giờ anh thấy gia đình này trở nên ngột ngạt như vậy. Anh thất vọng vì sự nhu nhược, hèn kém của Đông. Thấy bức bối về sự thay đổi một cách tồi tệ và vô lý của cuộc sống xung quanh mình. Và Luận đã có những biện pháp để hạn chế những thảm cảnh xảy ra trong gia đình mình.
Tiểu thuyết ‘Mùa lá rụng trong vườn’ (phần 15) - Ma Văn Kháng
Sau một tháng đi công tác, trở về nhà, Lý trở thành một người khác hẳn. Cuộc sống sa đọa, trụy lạc ở đất Sài thành đã biến Lý trở thành một con người trơ trẽn và mất nhân cách. Việc vợ con Cừ trở về sống trong ngôi nhà của ông Bằng làm cho gia đình đảo lộn làm cho Lý càng thêm tức tối. Cô còn nghi ngờ cả vợ chồng Luận - Phượng rắp tâm đưa người nhà đến ở để chiếm nhà. Bản thân Đông cũng không biết xử lý như thế nào với vợ mình.
Tiểu thuyết ‘Mùa lá rụng trong vườn’ (phần 14) - Ma Văn Kháng
Phượng có lẽ là người phụ nữ mang lại cho độc giả nhiều tình cảm. Sự tần tảo, nhẫn nhịn, biết điều, bao dung và cả sự dám đấu tranh, dám nêu y kiến của Phượng cũng mang lại cân bằng ở mỗi tình tiết trong trong tiểu thuyết. Tại cơ quan nơi Phượng làm việc, câu chuyện của chị trưởng phòng và ông giám đốc với những hoàn cảnh éo le của một thời chiến tranh cũng mang lại nhiều điều đáng suy ngẫm.
Tiểu thuyết ‘Mùa lá rụng trong vườn’ (phần 13) - Ma Văn Kháng
Có lẽ Cừ cũng là một nhân vật được nhà văn Ma Văn Kháng dành nhiều tâm huyết để xây dựng như một sự đối lập đột phá trong bức tường giá trị văn hóa, giá trị cốt lõi của một gia đình. Trong phần 13 của tiểu thuyết, Cừ đã gửi một bức thư từ xứ người về cho bố. Những cảm nhận của anh từ một chàng trai 13 tuổi, những ấm ức của một cậu bé có phần ngỗ ngược trong sự dạy dỗ khắt khe của bố mẹ. Và những cảm xúc có chút hối hận về giá trị của một gia đình, của dân tộc khi anh phải đối diện với những cô đơn, khó khăn nơi xứ người.
Tiểu thuyết ‘Mùa lá rụng trong vườn’ (phần 12) - Ma Văn Kháng
Cừ là người con trai đã đem lại cho ông Bằng nhiều phiền muộn nhất. Cừ đã bỏ ra nước ngoài để bỏ lại cô vợ công nhân dệt và hai cậu con trai. Chính hai đứa trẻ có phần ngỗ ngược ấy cũng phần nào đem lại cho ông Bằng một niềm an ủi nhất định khi nghĩ về cậu con trai của mình. Nhưng cũng chính chúng lại là niềm lo lắng của cả gia đình.
Tiểu thuyết ‘Mùa lá rụng trong vườn’ (phần 11) - Ma Văn Kháng
Câu chuyện tình cảm của vợ chồng Luận và Phượng được coi là chuẩn mực trong gia đình của ông Bằng. Sự thấu hiểu, tần tảo, bao dung của Phượng và sự hiểu biết, điềm đạm của Luận đã như hai nhân vật đem tới sự cân bằng trong tuyến nhân vật của tiểu thuyết. Và trong phần 11 của tiểu thuyết ‘Mùa lá rụng trong vườn’ sẽ xuất hiện những tình tiết mới về Lý và người đàn ông lạ.
Tiểu thuyết ‘Mùa lá rụng trong vườn’ (phần 10) - Ma Văn Kháng
Trong phần 10 của tiểu thuyết ‘Mùa lá rụng trong vườn’, nhà văn dành phần lớn thời gian để xây dựng nhân vật Phượng - cô con dâu thứ của ông Bằng, một người phụ nữ hiền lành, chân chất, hiếu thảo và giàu tình nghĩa. Cô như là một sợi dây gắn kết các thành viên trong gia đình ông Bằng.
Tiểu thuyết ‘Mùa lá rụng trong vườn’ (phần 9) - Ma Văn Kháng
Nhà văn Ma Văn Kháng rất giỏi trong việc khai thác tình huống và xây dựng tính cách nhân vật. Chính vì lẽ đó mà mỗi nhân vật xuất hiện trong tác phẩm của ông vô cùng linh hoạt và hấp dẫn tới mức người nghe thấy như sống động ngay trước mắt.
Tiểu thuyết ‘Mùa lá rụng trong vườn’ (phần 8) - Ma Văn Kháng
Lý - cô con dâu thứ của gia đình ông Bằng được nhà văn Ma Văn Kháng khắc họa đậm nét. Chị là người phụ nữ cá tính, có đời sống nội tâm phong phú, khi dịu dàng đáng yêu, lúc lại đanh đá đến mức tàn nhẫn. Cuộc hôn nhân giữa Lý và Đông – con trai thứ của ông Bằng bắt đầu từ sự ngưỡng mộ của một cô thợ may với chàng sỹ quan quân đội. Sau chiến tranh, trở về cuộc sống đời thường, cuộc hôn nhân của họ rạn nứt với bao mâu thuẫn nảy sinh.
Tiểu thuyết ‘Mùa lá rụng trong vườn’ (phần 7) - Ma Văn Kháng
Trong phần 7 của tiểu thuyết ‘Mùa lá rụng trong vườn’, nhà văn Ma Văn Kháng dành nhiều thời gian cho nhân vật Hoài, cô con dâu cả của gia đình của ông Bằng. Mặc dù chồng mất sớm, bản thân đã đi bước nữa nhưng người phụ nữ ấy vẫn là thành viên quan trọng trong gia đình ông Bằng, là sợi dây kết nối các mối quan hệ trong gia đình nhỏ bé.
Tiểu thuyết ‘Mùa lá rụng trong vườn’ (phần 6) - Ma Văn Kháng
Trong phần 6 của tiểu thuyết ‘Mùa lá rụng trong vườn’ miêu tả không khí chiều 30 Tết của gia đình ông Bằng. Bên mâm cơm đoàn tụ lẩn khuất sau những nụ cười, câu chúc vui vẻ là những nỗi niềm day dứt trong lòng mỗi người.
Tiểu thuyết ‘Mùa lá rụng trong vườn’ (phần 5) - Ma Văn Kháng
Trong phần 5 của tiểu thuyết ‘Mùa lá rụng trong vườn’, chúng ta sẽ được biết rõ hơn về Lý – vợ của Đông, người con dâu thứ trong gia đình. Trái ngược tính cách hiền lành có phần bạc nhược của Đông, Lý nhanh nhẹn, đảm đang, nhưng lại có phần quá thực dụng. Hai tính cách trái ngược, cộng thêm cách sống, cách suy nghĩ nông cạn của Lý là mầm mống cho sự tan vỡ của cặp vợ chồng này.
Tiểu thuyết ‘Mùa lá rụng trong vườn’ (phần 4) - Ma Văn Kháng
Trong phần tư của tiểu thuyết ‘Mùa lá rụng trong vườn’ tác giả tập trung miêu tả tính cách của ông Bằng, người cha trong gia đình cũng là tiêu biểu cho phong cách sống gia giáo, truyền thống, có phần thủ cựu. Bên cạnh đó, có phần đối lập với ông là quan điểm khá gay gắt, cứng nhắc của người con trai thứ ba là Luận - một nhà báo. Liệu giữa hai cha con họ có tìm được tiếng nói chung?
Tiểu thuyết ‘Mùa lá rụng trong vườn’ (phần 3) - Ma Văn Kháng
Trong phần tiếp theo của tiểu thuyết ‘Mùa lá rụng trong vườn’, dường như đã xuất hiện những dấu hiệu của sự lủng củng, bất hòa, thể hiện trong cuộc tranh luận giữa người con thứ hai - một trung tá về hưu với người con thứ ba - một nhà báo, về việc một người con thứ tư đã bỏ việc nhà máy để vượt biên.
Tiểu thuyết ‘Mùa lá rụng trong vườn’ (phần 2) - Ma Văn Kháng
Trong phần tiếp theo của tiểu thuyết ‘Mùa lá rụng trong vườn’, chúng ta sẽ được gặp gỡ những con người có quan điểm, phong cách sống rất khác nhau. Một xã hội thu nhỏ được nhà văn Ma Văn Kháng miêu tả tài tình thông qua từng nhân vật trong một gia đình.
Tiểu thuyết ‘Mùa lá rụng trong vườn’ (phần 1) - Ma Văn Kháng
Tiểu thuyết ‘Mùa lá rụng trong vườn’ của nhà văn Ma Văn Kháng đã giành giải B Giải thưởng Hội nhà văn năm 1986. Có thể coi "Mùa lá rụng trong vườn" là tác phẩm văn học đầu tiên thời kỳ hậu chiến, không lý tưởng hóa cuộc sống, dám miêu tả mặt trái của xã hội lúc đó.
Truyện ngắn ‘Đèn không tắt sáng’ - Ma Văn Kháng
Truyện ngắn ‘Đèn không tắt sáng’ cùa nhà văn Ma Văn Kháng là một câu chuyện xúc động, giàu ý nghĩa nhân văn kể về chuyến lên thăm vợ chồng anh con út lần cuối của bà cụ Vy. Tuy chỉ là những câu chuyện tưởng như rất vụn vặt trong cuộc sống, những ứng xử bình thường của những người ruột thịt trong gia đình, nhưng dưới ngòi bút của nhà văn lại trở nên đẹp đẽ, thiêng liêng và lay động lòng người. Bởi những ứng xử rất đỗi bình thường ấy đã xâu kết, duy trì và tiếp nối nền tảng đạo đức truyền thống gia đình Việt Nam.
Truyện ngắn ‘Những người đàn bà’ - Ma Văn Kháng
Câu chuyện miêu tả tình cảm, niềm vui, nỗi buồn, nỗi khát khao của những người phụ nữ. Những gương mặt, những số phận người phụ nữ ấy chính là muôn màu của cuộc sống đời thường.
Truyện ngắn ‘Những người đàn bà’ - Ma Văn Kháng
Câu chuyện miêu tả tình cảm, niềm vui, nỗi buồn, nỗi khát khao của những người phụ nữ. Những gương mặt, những số phận người phụ nữ ấy chính là muôn màu của cuộc sống đời thường.
Truyện ngắn 'Thành phố miền biên' - Ma Văn Kháng
Truyện 'Thành phố miền biên' được nhà văn Ma Văn Kháng viết để tưởng nhớ người bạn, liệt sỹ, nhà văn, nhà báo Bùi Nguyên Khiết. Trong nỗi nhớ khắc khoải, mỗi trang viết ông đã dẫn dụ bạn đọc trở về với một thời xưa cũ, nơi còn đó một giai đoạn kháng chiến, bom đạn khốc liệt với những người lính đã anh dũng hy sinh vì đất nước.
Truyện ngắn 'Chim trời bay về sau cơn mưa'- Ma Văn Kháng
Những tác phẩm của nhà văn Ma Văn Kháng phần lớn lấy cảm hứng từ con người và cuộc sống vùng đất Tây Bắc. Ông dẫn dụ bạn đọc trở về miền ký ức chưa xa, ở đó luôn lấp lánh niềm tin yêu con người, cùng một tinh thần lạc quan vào cuộc sống. ‘Chim trời bay về sau cơn mưa’ là một trong số những truyện ngắn nổi bật và cũng là tên tựa đề tập truyện mới nhất của nhà văn Ma Văn Kháng mới ra mắt bạn đọc.
Truyện ngắn ‘Con dâu tôi’ - Ma Văn Kháng
Những xung đột, mâu thuẫn trong gia đình nếu không được giải quyết, xoa dịu thì những xung đột ấy sẽ đẩy từng cá nhân trong gia đình vào vòng xoáy luẩn quẩn, giận hờn, oán trách, ghét bỏ nhau. Đó cũng là nội dung của truyện ngắn ‘Con dâu tôi’ của nhà văn Ma Văn Kháng trong chương trình “Đọc truyện đêm khuya” hôm nay. Mời quý thính giả lắng nghe.
Truyện ngắn ‘Ngõ hoang’ – Ma Văn Kháng
Với giọng văn trần thuật nhưng tinh tế đã miêu tả chi tiết, tài tình cuộc sống thường nhật của những con người sống trong con ngõ nhỏ với muôn mặt hỉ, nộ, ái, ố. Mời quý thính giả lắng nghe truyện ngắn ‘Ngõ hoang’ của nhà văn Ma Văn Kháng qua giọng đọc Kim Yến.
Truyện ngắn ‘Người viết câu đối ở tỉnh nhỏ’ - Ma Văn Kháng
Nhà văn Ma Văn Kháng sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, dù có đi đâu, ở đâu nhưng cốt cách của ông vẫn nguyên vẹn là một thị dân. Vì thế, trong văn chương của ông những bóng dáng thị dân luôn phảng phất, sang trọng, kiêu hãnh. Chương trình “Đọc truyện đêm khuya” hôm nay, xin được giới thiệu tới quý thính giả một chân dung thị dân của Ma Văn Kháng qua truyện ngắn ‘Người viết câu đối ở tỉnh nhỏ’. Mời quý thính giả lắng nghe.
Truyện ngắn ‘Hoa gạo đỏ’ - Ma Văn Kháng
Mùa hoa gạo nơi vùng cao biên giới Tây Bắc, cũng là mùa hạ gỗ, mùa đi rừng của bà con nơi đây. Với mùa hoa gạo, nhà văn Ma Văn Kháng kể cho chúng ta nghe về phong tục tập quán, đức tin của người dân biên giới. Mời quý thính giả lắng nghe truyện ngắn ‘Hoa gạo đỏ’ của nhà văn Ma Văn Kháng.
Truyện ngắn ‘Mảnh đạn’ - Ma Văn Kháng
‘Mảnh đạn’ là truyện ngắn viết về người lính, người thương binh sau chiến tranh. Câu chuyện đầy gai góc nhưng xúc động đến từng chi tiết, đem đến cho người đọc, người nghe những trăn trở, day dứt. Mời quý thính giả cùng theo dõi truyện ngắn "Mảnh đạn" của nhà văn Ma Văn Kháng qua giọng đọc Kim Yến.
Truyện ngắn ‘Theo chồng’ – Ma Văn Kháng
Với giọng văn tả thực, nhưng không dễ dãi đã miêu tả một thực trạng khá đáng buồn của những cuộc hôn nhân thiếu tình yêu, thiếu trách nhiệm nhưng lại đầy thói cổ hủ, gia trưởng của một bộ phận giới trẻ ngày nay. Mời quý thính giả lắng nghe truyện ngắn ‘Theo chồng’ của nhà văn Ma Văn Kháng qua giọng đọc Kim Yến.
Truyện ngắn ‘Điệu rumba mê dại’ - Ma Văn Kháng
Nhà văn Ma Văn Kháng (sinh năm 1936, tên thật là Đinh Trọng Đoàn) là một cây bút nổi bật của nền văn học đương đại Việt Nam nửa sau thế kỷ 20, đặc biệt từ khi bắt đầu thời kỳ đổi mới. Ông đã sáng tác hơn 20 tiểu thuyết, gần 200 truyện ngắn, phần lớn lấy cảm hứng từ sử thi và thế sự đời tư, đề cập phần nhiều đến cuộc sống và con người vùng Tây Bắc. Mời quý thính giả cùng theo dõi truyện ngắn ‘Điệu rumba mê dại’ của nhà văn Ma Văn Kháng qua giọng đọc Kim Yến.
Truyện ngắn ‘Heo may gió lộng’ - Ma Văn Kháng
Nhà văn Ma Văn Kháng thường tâm niệm: Viết văn trước tiên là kể câu chuyện về số phận con người, sự đấu tranh của mỗi người để hướng tới cái đẹp, cái thiện. Những trang viết được chưng cất qua ký ức, qua kỉ niệm, qua những niềm vui, nỗi buồn của đằng đẵng hơn 60 năm cầm bút đã mang tới cho người đọc một bức tranh đầy tâm trạng có đủ bi ai, thậm chí cả phẫn uất nhưng cũng không thiếu sự hóm hỉnh. Mời quý thính giả cùng theo dõi truyện ngắn "Heo may gió lộng" của nhà văn Ma Văn Kháng qua giọng đọc Kim Yến.
Truyện ngắn ‘Cây bồ kếp hoa vàng’ – Ma Văn Kháng
Là tác giả của hơn 20 cuốn tiểu thuyết, 200 tác phẩm truyện ngắn, nhà văn Ma Văn Kháng được xem là một mẫu hình nhà văn đã dành cả cuộc đời tận tụy với nghề viết. Mời quý thính giả lắng nghe truyện ngắn "Cây bồ kếp" hoa vàng’ của nhà văn Ma Văn Kháng qua giọng đọc Kim Yến.
Truyện ngắn "Nhà trong ngõ hẻm" - Ma Văn Kháng
Trong chương trình hôm nay, mời quý thính giả lắng nghe truyện ngắn "Nhà trong ngõ hẻm" của nhà văn Ma Văn Kháng.
"Một chiều giông gió" - Ma Văn Kháng
Mời quý thính giả lắng nghe tác phẩm "Một chiều giông gió" của nhà văn Ma Văn Kháng. Sống trong hoàn cảnh khó khăn, nơi heo hút, hẻo lánh, hai chàng công nhân trở nên chai sạn và tâm hồn của họ đã thay đổi kể từ khi xuất hiện một cô gái.